Trường mầm non xã Thanh Nưa là một trường nằm trên địa bàn xã biên giới, có tổng số 321 học sinh với 268 trẻ dân tộc thiểu số chiếm 83.4 %. Với tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số đông như vậy, nhà trường xác định Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó ngay từ khi nhận được quyết định số 26/QĐ-UBND xã về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số xã Thanh Nưa giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, trường mầm non xã Thanh Nưa đã tích cực xây dựng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao các kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho trẻ.
Môi trường của nhà trường khi triển khai đề án Tăng cường Tiếng Việt đã có sự thay đổi rõ rệt. Các khu vực trong lớp và ngoài trời đều được bố trí góc chữ cái, góc Tiếng Việt da dạng, các đồ dùng đều được dán tên chữ cái. Mỗi gốc cây, mỗi khu vực trong nhà trường đều bố trí các hình ảnh quen thuộc và các chữ cái để cho trẻ nhận dạng và học tập.
Đặc biệt năm học 2019-2020 nhà trường đã vận động được các nguồn ủng hộ tài trợ từ Anh hùng lao động Nguyễn Hiệp- nguyên chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn phát triển nhà và đô thi –HUD cùng gia đình xây dựng phòng thư viện cho trẻ mầm non. Trẻ được học tập, được khám phá kiến thức, được “ đọc” sách, truyện, được giao lưu cảm xúc cùng nhau, giúp trẻ tăng cường khả năng đọc, nói Tiếng Việt một cách tự nhiên.
Các hoạt động học tập, vui chơi cũng được tăng cường với nhiều sáng tạo của các cô giao như chơi các trò chơi dân gian, câu đố vui, các bài thơ ca dao, đồng giao, tục ngữ để mở rộng vốn từ vựng, chơi với bút cát, domino, nút chai…đều đem đến cho trẻ niềm vui học băng chơi, chơi mà học , qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội và giao tiếp bằng tiếng Việt được tốt hơn.
Nhà trường đã tổ chức được các hội thi trong nhiều năm học như năm học 2018-2019 tổ chức hội thi “Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tăng cường tiếng Việt cho hoc sinh dân tộc thiểu số"; năm học 2019-2020 tổ chức hội thi : Xây dựng và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự làm theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" trong đó đa số các đồ dùng đồ chơi đều hướng tới sự phát triển ngôn ngữ, hợp tác, khám phá và vận động cho trẻ. Kết quả: Có 61 bộ đồ dùng đồ chơi và 11 khu vực chơi của 22 giáo viên được thiết kế có chất lượng, sáng tạo, linh hoạt, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để cho trẻ học tập, vui chơi, do đó nhiều bộ đạt giải cao. Ngoài ra hàng năm, nhà trường đều phát động phong trào giáo viên, phụ huynh tham gia làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để mỗi chủ đề giáo viên kết hợp với phụ huynh làm được ít nhất 01 đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Năm học 2019 -2020 Nhà trường đã tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường có lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số vào hội thi và kết quả: có 16 giáo viên tham gia trong đó đạt giải nhất: 01 đồng chí; giải nhì: 01 đồng chí; giải ba: 02 đồng chí; khuyến khích: 03 đồng chí.
Đề án Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc với nhiều chất lượng Tiếng Việt của trẻ đã được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ học tập vui chơi đã được cải thiện đáp ứng nhiệm vụ giáo dục. Tiếp nối những thành công của đề án, trường mầm non xã Thanh Nưa sẽ tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được trong giai đoạn trước và chỉ đạo thực hiện lồng ghép có hiệu có chuyên đề, tiếp tục đề cao hoạt động tăng cường Tiếng Việt như là một việc làm quan trọng, thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn